Tất cả chuyên mục

Đóng

Ngoài sử dụng máy đo PH, bạn còn biết sử dụng cách nào để đo PH?

Thang đo nồng độ pH được chia từ giá trị 0 – 14, nước trung tính có chỉ số pH=7, nếu độ pH < 7 được gọi là nước có tính axit, còn pH > 7 là nước có tính kiềm.
Việc kiểm tra độ pH của môi trường đất, nước, các mẫu thí nghiệm là một trong những công việc không thể thiếu, vô cùng quan trọng. Công việc này giúp xác định chính xác khoảng pH, giá trị pH của môi trường đảm bảo cho môi trường nuôi trồng luôn được an toàn và phù hợp với điều kiện sinh sống của thủy, hải sản, cây trồng …
Có nhiều phương pháp đo pH khác nhau ngoài sử dụng máy đo ph, với những đặc điểm, tính chất khác nhau phù hợp với những môi trường và điều kiện khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp đo pH được Siêu thị Hải Minh thống kê lại, giúp người có nhu cầu có thể tìm được phương pháp thích hợp nhất để sử dụng cho kết quả chính xác.
máy đo ph

 

Khái niệm độ PH là gì?

Độ PH chính là chỉ số xác định tính chất hóa học của dung dịch, đất, nước. Đây là chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro (H+) trong nước.
Vì độ pH có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, đến con người, nồng độ pH dù cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cũng như ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Thang đo nồng độ pH được chia từ giá trị 0 – 14, nước trung tính có chỉ số pH=7, nếu độ pH < 7 được gọi là nước có tính axit, còn pH > 7 là nước có tính kiềm.
Có nhiều cách để thực hiện đo pH có thể điểm qua như:
máy đo ph

 

1. Sử dụng chất chỉ thị màu để đo pH

Sử dụng chất chỉ thị màu về cơ bản gồm 2 phương pháp đó là so sánh màu chuẩn tương ứng với 1 giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo.
Và 1 phương pháp khác nữa đó là sử dụng giấy kiểm tra pH được ngâm trong chất chỉ thị, rồi nhúng giấy này vào dung dịch cần kiểm tra. Đợi kết quả rồi so sánh màu của nó với màu chuẩn.
Phương pháp này khá đơn giản nhưng dễ bị sai số như sai số do nhiệt độ của dung dịch, do nồng độ của muối trong dung dịch cao, do sự có mặt của các chất hữu cơ trong dung dịch.

 
 
máy đo ph


2. Sử dụng giấy qùy tím
Giấy quỳ tím là dụng cụ để thử, nhận biết tính axit, bazơ của dung dịch nào đó. Nếu dung dịch có tính axit thì quỳ tím sẽ chuyển thành màu đỏ, và nếu dung dịch có tính bazo thì quỳ tím sẽ có màu xanh. Sau khi thực hiện nhúng giấy quỳ tím vào nước, hiện thì màu kết quả, chúng ra sẽ so sánh với bảng màu để biết được mức đô pH nằm ở khoảng nào, và xác định tính chất của dung dịch.
Sử dụng giấy quỳ tím là phương pháp khá đơn giản cho kết quả nhanh nhưng kết quả lại chỉ mang tính chất tương đối.
 
3. Sử dụng cảm biến bán dẫn
Cảm biến bán dẫn pH được sử dụng thay thế cho điện cực thủy tinh bằng một chip bán dẫn. Cảm biến này, được biết đến như là một transistor chọn lọc ion nhờ hiệu ứng trường (ISFET), vừa có độ bền cao lại vừa có thể dễ dàng thu nhỏ lại, cho phép sử dụng một lượng mẫu bé hơn và cho phép thực hiện phép đo trong các không gian rất nhỏ và trên một bề mặt rắn. Cảm biến này hứa hẹn nhiều ứng dụng hữu ích trong các phép đo trong ngành sinh học và dược phẩm.
máy đo ph

 

4. Sử dụng máy đo độ pH

Máy đo độ pH hay bút đo pH là thiết bị đo nồng độ pH hiệu quả nhất hiện nay, và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Với máy đo ph giúp người dùng xác định độ pH của môi trường nước một cách thuận tiện nhất, nhanh chóng nhất, chính xác nhất.
Hiện nay có 3 dạng máy đo pH được sử dụng rộng rãi đó là: máy đo ph để bàn, máy đo ph cầm tay, bút đo ph.
Trong đó máy đo ph để bàn chuyên được sử dụng trong phòng thí nghiệm, với khả năng tự động bù nhiệt, tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn, cho kết quả với độ chính xác cao hơn.
Máy đo pH cầm tay dạng nhỏ gọn, có khả năng giúp người dùng dễ dàng cầm đo trực tiếp tại hiện trường. Với thang đo rộng, có thể đo được các dạng mẫu khó, không thải bỏ những chất độc hại, nên việc kiểm định máy khá dễ dàng bằng cách dùng các dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn trước khi đưa vào quá trình đo đạc.
Bút đo độ pH: Có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.
Ngoài ra còn có những cách như sử dụng điện cực Hydro, sử dụng điện cực quihydron, sử dụng điện cực antimon, sử dụng điện cực thủy tinh. Tuy nhiên những phương pháp này vừa khó sử dụng, tính linh hoạt không cao, mà lại còn tốn kém về nguồn tài nguyên.
Trên đây là những phương pháp được sử dụng để đo pH mà siêu thị Hải Minh chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng người dùng sẽ tìm được cho mình phương pháp và sản phẩm ưng ý nhất.

Thông tin khác

So sánh máy đo độ ẩm đất Takemura DM-15 và DM-13
So sánh hai nhiệt kế hồng ngoại đo vật Benetech GM1150 và GM 320
Top 3 máy đo khoảng cách Laserliner tốt
Thông tin về chiếc máy đo độ ồn GN1356 bạn cần biết
Máy đo độ cồn là gì? Sử dụng như thế nào cho đúng?
Hai loại máy Ampe kìm Hioki 3288 và máy Ampe kìm TENMARS TM-1017 400A có gì khác nhau?