Tất cả chuyên mục

Đóng

Độ mặn và cách kiểm soát độ mặn trong trong nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, độ mặn là một khái niệm phổ biến cũng như tác động trực tiếp đến năng suất ngành này. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng tôm, độ mặn ảnh hưởng  đến môi trường sống của tôm.
Độ mặn và cách kiểm soát độ mặn trong trong nuôi tôm
Bạn đã nắm được độ mặn thích hợp của các loại thuỷ sản chưa ? Cách kiểm soát độ mặn như thế nào cho thích hợp? Hãy cùng Sosanhsanpham.com tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1. Tại sao độ mặn lại ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm

Độ mặn trong thuỷ sản là nồng độ nước trong môi trường sống của thuỷ sản, vì thế sinh vật cần một môi trường thích hợp để có thể sinh sống và phát triển mạnh mẽ nhất, mang lại năng suất và nguồn lợi kinh tế cho bà con. 
Nếu nồng độ muối ở trong nước quá cao, điều này sẽ làm cho thuỷ sản không thể sinh sống và phát triển tốt, ngược lại làm ảnh hưởng đến môi trường nước và gây chết hàng loạt.
Khi độ mặn quá thấp, môi trường sống không còn thích hợp cho thuỷ sản phát triển, làm chậm sự sinh trưởng của chúng và gây thiệt hại đến chất lượng năng suất.

2. Độ mặn thích hợp của các loại tôm

Hiện nay, tôm là một loại thuỷ sản được nuôi trồng nhiều nhất, trong đó phải kể đến hai loại tôm được bà con đầu tư nuôi trồng phổ biến là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Mỗi loại tôm sẽ có độ mặn khác biệt, vì thế chúng thường rất ít khi được nuôi chung với nhau.
  • Đối với tôm sú: tôm sú có khả năng chịu được độ mặn từ 3-45, nhưng độ mặn 15-20 là con số thích hợp để tôm có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nếu duy trì độ mặn từ 35 sẽ làm tôm chậm lớn, gây mất năng suất 
  • Đối với tôm thẻ chân trắng: loại này có khả năng sinh sống dễ dàng ở môi trường có độ mặn từ 2-35% và môi trường lý tưởng để phát triển là 10-20%
Độ mặn và cách kiểm soát độ mặn trong trong nuôi tôm

3. Cách kiểm soát độ mặn 

Độ mặn trong nuôi trồng tôm là một yếu tố rất quan trọng đòi hỏi con người phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kĩ thuật trong việc điều chỉnh độ mặn, tạo môi trường sống phù hợp cho các loại tôm. Cùng bỏ túi những kinh nghiệm kiểm soátđộ mặn như sau:
3.1 Cách làm tăng độ mặn
  • Cần bổ sung thêm vitamin C vào trong lượng thức ăn hằng ngày vào thời điểm bạn đang tìm cách tăng độ mặn cho nước
  • Tìm hiểu và dùng các chế phẩm sinh học chuyên dụng để thúc đẩy độ mặn cho ao tôm, tuy nhiên cần đảm bảo nguồn 
  • Ổn định độ pH của nước bằng cách dùng bột vôi hoà tan để khử trùng  
  • Kiểm soát độ mặn của tôm bằng cách sử dụng các thiết bị đo độ mặn
  • Lưu ý khi thả tôm nên thả gần bờ để tôm từ từ thích nghi với môi trường

3.2 Cách làm giảm độ mặn
  • Giảm độ mặn bằng cách thay nước thường xuyên cho tôm 
  • Sục khí và quạt gió để tăng lượng oxy cho nước để tôm dễ thích nghi với môi trường nước
  • Cần thường xuyên dọn dẹp rong rêu, tạo môi trường sống sạch cho tôm
  • Bổ sung vitamin C, kiểm soát thức ăn một cách hợp lý để tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước
  • Đo đạc và kiểm tra độ mặn thường xuyên của nước bằng máy đo độ mặn
Độ mặn và cách kiểm soát độ mặn trong trong nuôi tôm
Sosanhsanpham.com đã đưa ra nhiều thông tin bổ ích về việc nuôi trồng tôm cho bà con cũng như cách kiểm soát độ mặn cho phù hợp. Hi vọng sẽ giúp ích cho bà con trong việc nuôi trồng thuỷ hải sản. 
Ngoài ra tại đây chuyên cung cấp các thiết bị đo độ mặn chính hãng, vì thế ngay khi cần được tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Thông tin khác

Các thiết bị cần thiết cho ao nuôi thuỷ sản
Tổng quan về bút đo độ mặn
Máy đo độ mặn có giá bao nhiêu tiền ?
Cách đo độ mặn đúng chuẩn bằng khúc xạ kế
Các phương pháp đo độ mặn hiện nay?
Máy đo độ mặn cầm tay và những điều cần biết