Tất cả chuyên mục

Đóng

Phân loại máy đóng đai thép hiện có

Khi nào bạn cần sử dụng máy đóng đai thép thay vì đai nhựa? Có những loại máy đóng đai thép nào và cần lưu ý gì khi chọn mua máy? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Khi nào bạn cần sử dụng máy đóng đai thép thay vì đai nhựa? Có những loại máy đóng đai thép nào và cần lưu ý gì khi chọn mua máy? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Có những loại máy đóng đai nào?

Nếu chia theo vật liệu dây đai thì ta có máy đóng đai nhựa (PP, PET) và máy đóng đai bằng thép. Nếu chia theo động lực của máy thì ta có dụng cụ siết cắt dây đai bằng tay; máy đóng dùng pin sạc/điện trực tiếp; máy đóng dùng khí nén. Tùy vào chất liệu, hình dạng và kích thước của gói hàng mà bạn cần chọn loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như túi tiền của mình.

máy đóng đai thép

1. Khi nào thì cần dùng máy đóng đai thép?

Vậy đâu là sự khác biệt giữa đai được làm từ nhựa và đai được làm từ thép? Nhựa có tính chất dẻo dai, nhẹ và giá thành thấp nên rất được ưa chuộng hiện nay, nhất là trong trường hợp siết đai cho các thùng hàng, gói hàng nhỏ, không cần lực siết quá mạnh.

Trong một số hoạt động kinh doanh khác, đôi khi sẽ có những thùng hàng, kiện hàng nặng hoặc kích thước siêu lớn. Lúc này, nếu muốn siết thật chặt để vận chuyển trên quãng đường xa thì cần có dây đai bằng thép. Thép sẽ chịu lực, chịu nhiệt, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt tốt hơn chất liệu nhựa.

Như vậy, vẫn tùy thuộc vào món hàng bạn cần siết đai thùng là gì, vận chuyển thế nào mà bạn có thể cân nhắc chọn dây đai nhựa hay dây đai thép, từ đó quyết định chọn loại máy tương ứng.

 

2. Có mấy lại máy đóng đai thép?

Máy đóng đai bằng thép có hai dòng chính: máy dùng khí nén và máy dùng sức cơ tay.

Máy dùng cơ tay hay còn gọi là dụng cụ siết, cắt dây đai. Loại máy này gần như sử dụng 100% sức người để siết chặt và cắt dây đai. Thích hợp cho những trường hợp sử dụng thỉnh thoảng, tần suất không cao. Vì thế giá bán của máy cũng khá rẻ, chỉ từ 2 triệu đồng.
Máy dùng khí nén có sự trợ lực tốt hơn, mạnh mẽ hơn nên thích hợp để đóng đai ở mức độ thường xuyên thậm chí là liên tục. Nhờ đó hoạt động đóng, cắt dây đai sẽ nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức người hơn. Tiện lợi như vậy nên chi phí đầu tư mua máy ban đầu cũng không hề nhỏ, trung bình khoảng 20 – 30 triệu đồng.

Dù là máy dùng sức tay hay máy dùng khí nén thì bạn cũng có thể hoàn toàn cầm tay để thao tác chúng. Ưu điểm này giúp công việc của bạn được thuận tiện hơn, linh hoạt hơn, thích hợp với nhiều không gian rộng/hẹp khác nhau, không giới hạn không gian làm việc của bạn.

máy đóng đai thép

3. Một số lưu ý khi mua máy đóng đai bằng thép

- Chọn mua máy chính hãng để sử dụng bền bỉ, dài lâu. Không nên vì tiếc tiền mà mua hàng trôi nổi, máy đã qua mông má, sửa chữa nhiều làm giảm đi hiệu suất làm việc và dễ hư hỏng lặt vặt.
- Tìm hiểu kỹ bề rộng, độ dày của dây đai và chiều cao/thấp tối đa của gói hàng phù hợp với kah3 năng đóng – cắt của máy.
- So sánh nhiều model cùng chung phân khúc giá để chọn ra mẫu máy có ưu thế nhất.
- Mua hàng tại các cửa hàng, hệ thống phân phối uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đầy đủ chế độ bảo hành, bảo dưỡng.

Để được tư vấn mua máy đóng đai, bạn có thể đến các cửa hàng của siêu thị chính hãng Hải Minh hoặc gọi hotline để được giao hàng, lắp đặt tận nơi. Hải Minh có hệ thống chi nhánh, cửa hàng, điểm bảo hành trên toàn quốc. Dễ dàng tiếp cận, hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Xem thêm: 5 Dòng Máy Hàn Miệng Túi Yamafuji Bán Chạy Nhất 2022

Thông tin khác

SALE tháng 11: máy đóng đai xịn nhất hiện nay
Các Lỗi Hay Gặp ở Máy Đóng Đai Và Biện Pháp Xử Lý
Review Máy Đóng Đai Thùng Tốt Nhất Năm 2024
Bật Mí TOP Máy Đóng Đai Thép Bán Chạy Nhất Hiện Nay
Bộ dụng cụ đóng đai giá rẻ nào được yêu thích nhất Việt Nam
Kinh nghiệm chọn máy đóng đai chuẩn từng mi-li-met