1. Ưu nhược điểm khi thuê máy trộn bê tông
** Ưu điểm- Không phải bỏ ra 1 khoản chi phí lớn ban đầu: Thay vì vỏ ra gần chục triệu thậm chí hơn để sở hữu, việc thuê máy sẽ tiết kiệm chi phí ban đầu tốt hơn, phù hợp cho các công trình, tổ đội nhỏ hoặc chủ thầu mới khởi nghiệp.
- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt: Tùy từng công trình, bạn có thể thoải mái lựa chọn loại máy, công suất, dung tích... mà không bị bó buộc như khi mua cố định.
- Không phải bảo dưỡng, sửa chữa: Máy thường được đơn vị cho thuê kiểm tra, bảo trì định kỳ. Người dùng gần như không phải lo lắng về vấn đề bảo trì hay sửa chữa.
- Không tốn kho bãi bảo quản: Khi kết thúc hợp đồng thuê, bạn chỉ việc trả máy lại và không phải thiết kế kho bãi để lo tìm nơi lưu trữ hay bảo quản máy.

- Khó kiểm soát được chất lượng máy: Máy thường được cho thuê đi thuê lại trong thời gian dài, một số thiết bị có thể sẽ gặp tình trạng xuống cấp hoặc không được bảo dưỡng kỹ. Nếu thuê phải đơn vị không uy tín hay bạn không biết cách kiểm tra thì rất dễ gặp phải máy kém chất lượng, dễ hỏng hóc, gián đoạn trong quá trình sử dụng.
- Bị động trong sử dụng: Thuê máy trộn bê tông rất dễ gặp tình trạng máy không sẵn có, chậm trễ trong bàn giao, nhất là trong các mùa cao điểm, ảnh hưởng tới tiến độ công trình.
- Chi phí cao khi thuê dài hạn: Nếu sử dụng máy nhiều, thuê trong thời gian dài, chi phí thuê có thể sẽ vượt quá giá mua máy mới.
2. Ưu nhược điểm khi mua máy trộn bê tông
** Ưu điểm- Chủ động hơn trong công việc: Khi toàn quyền sở hữu máy, bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào mà không phải phụ thuộc vào lịch thuê hay thời gian vận chuyển.
- An tâm về chất lượng khi tự quản lý và bảo dưỡng thiết bị: Việc tự mình chọn lựa, sử dụng và bảo dưỡng giúp bạn kiểm soát chất lượng máy tốt hơn, đảm bảo về hiệu suất hoạt.
- Tiết kiệm chi phí về lâu dài: Với các đơn vị thi công liên tục và thường xuyên rõ ràng việc mua máy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn về lâu dài.
- Có thể cho thuê tạo thêm thu nhập: Nếu không sử dụng đến, bạn có thể cho thuê máy để có thêm nguồn thu.

- Chi phí bỏ ra ban đầu cao: Máy trộn bê tông có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, đây là khoản đầu tư không nhỏ đối với các tổ đội thi công nhỏ hoặc các đơn vị mới khởi nghiệp.
- Phát sinh chi phí bảo trì, sửa chữa: Khi mua máy, quá trình vận hành sẽ phát sinh thêm một số chi phí như: bảo dưỡng định kỳ, thay thế linh kiện,…. do hao mòn hoặc gặp sự cố trong sử dụng
- Phải có kho bãi bảo quản: Máy trộn bê tông đặc biệt là các dòng dung tích lớn, bạn cần phải có không gian để cất giữ máy làm suy giảm tuổi thọ thiết bị.
3. So sánh chi phí thực tế giữa mua và thuê máy trộn bê tông
Mua máy | Thuê máy | |
Chi phí ban đầu | ~ 5 đến 20 triệu tuỳ dòng | 0đ |
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng/ năm | ~2 đến 5 triệu tuỳ tần suất sử dụng | 0đ |
Chi phí 1 tháng sử dụng | Chỉ tốn phí bảo trì ~200.000 – 400.000đ/tháng | 3~ 5 triệu đồng/ tháng |
Chi phí sau 6 tháng sử dụng | Chỉ tốn phí bảo trì ~1 đến 2.5 triệu đồng | 18 ~ 30 triệu đồng |
Thời gian sử dụng máy | 5 – 10 năm (tuỳ thuộc cường độ, chất lượng, cách bảo dưỡng) | Theo thời gian thuê |
Xem thêm >> Máy trộn bê tông cưỡng bức và tự do khác nhau như thế nào?
4. Mua và thuê máy trộn bê tông, cái nào lợi hơn?

Các trường hợp nên thuê máy trộn bê tông:
- Dự án ngắn ngày, không thường xuyên
- Cần vốn xoay vòng, không muốn đầu tư lớn ngay từ đầu.
- Muốn dùng thử nghiệm trước khi đầu tư thiết bị
- Muốn linh hoạt thay đổi loại máy theo từng công trình.
Các trường hợp nên mua máy trộn bê tông:
- Dự án dài ngày, liên tục
- Các tổ đội, chủ thầu xây dựng chuyên nghiệp cần chủ động thiết bị.
- Muốn tiết kiệm chi phí về lâu dài thay vì thuê liên tục
Tóm lại việc thuê hay mua máy trộn bê tông cần cân nhắc kỹ dựa trên ngân sách, tần suất sử dụng thực tế để lựa chọn. Nếu bạn chưa chắc chắn về quyết định của mình có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!