
1. Máy Co Màng Hoạt Động Như Thế Nào?
Máy co màng gồm các thành phần sau:- Buồng co: Đây là nơi mà sản phẩm được đặt vào để bọc màng, buồng co được thiết kế có kích thước phù hợp với kích thước của sản phẩm.
- Khung máy: Đây là bộ phận chịu lực chính, giúp cho máy đứng vững khi hoạt động bảo vệ các linh kiện bên trong của máy.
- Hệ thống nhiệt: Gồm các thành phần như thanh gia nhiệt hoặc hệ thống làm nóng bằng hơi nước được sử dụng để làm nóng và kích thích màng nhựa trước khi nó được co qua sản phẩm.
- Băng tải: Được sử dụng để di chuyển sản phẩm qua buồng co một cách liên tục và đồng đều.
- Quạt gió làm mát: Phân bố nhiệt đều bên trong buồng co màng, giúp quá trình đo diễn ra hiệu quả hơn, Giúp làm nguội nhanh.
- Hệ thống điều khiển: Có chức năng cho phép người dùng điều chỉnh các thông số như: Nhiệt độ, tốc độ băng tải, thời gian co màng,...
- Bộ nguồn và hệ thống điện: Cung cấp điện năng cho toàn bộ hệ thống của máy co màng giúp máy vận hành ổn định, hạn chế tình trạng quá tải.

Video cách hoạt động của máy co màng
2. Máy Co Màng Có Thực Sự Tốn Điện Không?
2.1. Mức tiêu thụ điện thực tế
- Lượng điện của máy co màng phụ thuộc vào công suất của từng loại máy mà sẽ tiêu thụ mức điện năng khác nhau:
- Máy co màng cầm tay: 1.5-3KW/h điện áp máy sử dụng 220v
- Máy co màng bán tự động: 3-6kW/h điện áp sử dụng 220V-380V
- Máy co màng tự động công nghiệp: Công suất trung bình 6-15kW/h điện áp sử dụng 380V.
- Máy có công suất cao hơn sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn những lại đóng gói nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.
- Nếu chỉ đóng gói với số lượng ít, nên chọn máy có công suất phù hợp để tránh lãng phí điện năng
- Máy hoạt động liên tục cả ngày sẽ tiêu hao điện nhiều hơn so với máy nhỏ.
- Nếu không sử dụng hãy tắt máy hoàn toàn để tránh tiêu hao điện không cần thiết.
>>>Có thể bạn sẽ bỏ lỡ" Tư vấn mua máy rút màng co đóng gói tốt nhất"
2.2. So sánh với các thiết bị công nghiệp khác
- Máy co màng tự động: 6 - 15 kWh
- Máy in công nghiệp: 8 - 12 kWh
- Lò sấy công nghiệp: 15 - 30 kWh
- Máy ép nhựa: 20 - 50 kWh
- Máy nén khí công nghiệp: 5 - 25 kWh
- Máy CNC gia công kim loại: 10 - 30 kWh
- Máy co màng có mức tiêu thụ điện thấp hơn so với các thiết bị công nghiệp khác như máy ép nhựa, lò nung kim loại, lò sấy.
- So với mặt bằng chung, máy co màng không phải là thiết bị tiêu hao điện nhiều nhất.
3. Cách Sử Dụng Máy Co Màng Tiết Kiệm Điện
- Lựa chọn máy công suất phù hợp nếu sản lượng ít, chỉ cần dùng máy có màng bán tự động thay vì máy tự động công suất lớn.
- Với doanh nghiệp lớn nên chọn máy tự động có công suất tối ưu, tránh dư thừa công suất gây lãng phí.
- Không nên để nhiệt độ quá cao so với yêu cầu, vừa lãng phí điện, vừa làm hỏng màng co.
- Chỉ tăng nhiệt độ khi cần thiết, tránh hao phí không cần thiết.
- Máy co màng bị bụi bẩn, linh kiện kém hiệu suất có thể tiêu hao điện nhiều hơn.
- Nên vệ sinh quạt thổi nhiệt, kiểm tra dây điện, cảm biến nhiệt độ để máy hoạt động ổn định
- Một số dòng máy cao cấp có chế độ tiết kiệm điện, tự động giảm nhiệt khi không có sản phẩm chạy qua.
- Một số dòng máy cao cấp có chế độ tiết kiệm điện, tự động giảm nhiệt khi không có sản phẩm chạy qua.

Máy co màng là một thiết bị có mức tiêu thụ điện năng khá hợp lý và không gây gánh nặng lớn cho chi phí vận hành của doanh nghiệp. Nếu sử dụng đúng cách và tối ưu hoá quy trình vận hành, máy co màng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc hơn.