Tất cả chuyên mục

Đóng

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy đóng đai cầm tay chạy pin

Bài viết này chúng ra sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy đóng đai cầm tay chạy pin để quá trình đóng gói hàng hóa được nhanh chóng, chính xác hiệu quả hơn nhé
Máy đai thùng cầm tay chạy pin đã trở thành một công cụ vô cùng hữu ích trong ngành công nghiệp đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Với tính linh hoạt, dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian, chúng đã thay đổi hoàn toàn cách đóng gói bảo vệ hàng hóa thủ công trước kia. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đóng đai cầm tay chạy pin như thế nào? 
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về yếu tố này để việc đóng gói hàng hóa được chính xác và hiệu quả hơn nhé!
cấu tạo và nguyên lý của máy đóng đai cầm tay chạy pin

I. Giới thiệu chung về máy đóng đai chạy pin

Máy đóng đai chạy pin hay máy siết đai cầm tay chạy pin là một công cụ không thể thiếu trong quá trình đóng gói dây đai nhựa. Được sử dụng cho việc đóng gói thùng carton và kiện hàng hóa có kích thước khối lượng lớn, máy sử dụng nguồn điện từ pin để thực hiện các chức năng quan trọng như siết căng đai, hàn nhiệt ma sát và cắt dây đai. Nhờ tính linh hoạt và dễ sử dụng, máy siết đai chạy pin giúp tối ưu hóa quy trình đóng gói và đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Máy có nhiều ưu điểm so với các loại máy niềng đai khác, bao gồm:
- Nhỏ gọn, dễ sử dụng và có thể di động
- Không cần nguồn điện cố định
- Tiết kiệm thời gian - giải phóng sức lao động
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa – cho con người trong quá trình vận chuyển
Máy đóng đai chạy pin được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, bao gồm: sản xuất, vận tải, kho vận, thương mại hay dịch vụ hậu cần.
cấu tạo của máy đóng đai chạy pin

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy siết đai chạy pin

a. Cấu tạo của máy đóng đai chạy pin

- Vỏ máy: thường được làm từ chất liệu nhựa ABS và thép, đảm bảo bền bỉ và chắc chắn giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi va đập và hư hỏng.
- Hệ thống động cơ: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp công suất làm việc cho may dong dai. Hệ thống này bao gồm motor và các linh kiện khác để điều khiển các chức năng của máy.
- Pin: Pin là nguồn cung cấp năng lượng cho thiết bị với thiết kế tháo rời của viên pin cho phép người sử dụng sạc hoặc thay thế pin khi cần thiết.
- Bộ phận siết dây: Bộ phận này có nhiệm vụ siết chặt dây đai quanh hàng hóa. Nó bao gồm một cục rulo hình tròn có gai tạo ma sát và một tấm đệm bề mặt gai ở phía dưới, giúp giữ chặt dây đai và đảm bảo độ bền của đai.
 
- Bộ phận hàn dây: Bộ phận này có tác dụng sinh nhiệt, làm nóng chảy và kết dính dây đai lại với nhau. Quá trình hàn giúp tạo ra mối nối vững chắc giữa các đoạn dây đai, giữ cho hàng hóa được đóng gói chắc chắn và an toàn.
- Bộ phận khóa và cắt dây: Bộ phận này đảm nhiệm hai chức năng quan trọng. Thứ nhất, nó ép rung hàn ma sát để tạo ra sự kết nối chắc chắn giữa các dây đai. Thứ hai, sau khi quá trình đóng đai hoàn tất, bộ phận này cắt đi đoạn dây thừa, giúp tối ưu hóa việc đóng gói và tránh lãng phí vật liệu.
Tùy thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu đóng gói cụ thể, máy đóng đai dùng pin sẽ được thiết kế và cấu tạo phù hợp để đảm bảo hiệu quả trong quá trình đóng gói hàng hóa.
cấu tạo của máy đóng đai chạy pin cầm tay

b. Nguyên lý hoạt động của máy đóng đai dùng pin

Nguyên tắc hoạt động của máy đai thùng cầm tay chạy pin khá đơn giản, bao gồm các quá trình chính:
- Bật nguồn và hoạt động động cơ: Khi máy được bật nguồn, động cơ sẽ hoạt động, cung cấp sức mạnh cho máy để thực hiện các chức năng đóng đai.
- Siết căng dây đai: Khi máy siết đai hoạt động, dây đai sẽ được kéo qua bộ phận siết đai. Bộ phận siết đai có vai trò siết chặt dây đai xung quanh thùng hàng hoặc kiện hàng hóa. Quá trình này giúp đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói chắc chắn và an toàn.
- Hàn đai: Sau khi dây đai đã được siết chặt quanh hàng hóa, bộ phận hàn đai sẽ tiến hành hàn hai đầu dây đai lại với nhau. Quá trình hàn này tạo ra một mối nối chắc chắn giữa các đoạn dây đai, giữ cho việc đóng gói được bảo đảm và không bị mở ra trong quá trình vận chuyển.
- Cắt đai thừa: Cuối cùng, bộ phận cắt đai sẽ thực hiện công việc cắt đi đoạn dây đai thừa sau khi quá trình đóng đai đã hoàn tất. Việc cắt đi đoạn dây đai thừa giúp tối ưu hóa việc đóng gói và tránh lãng phí vật liệu.
Nhờ các quy trình trên, máy niềng đai chạy pin giúp tăng cường hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong quá trình đóng gói và bảo vệ hàng hóa, đồng thời cải thiện tính an toàn trong quá trình vận chuyển.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Và đừng quên theo dõi Siêu thị Hải Minh để cập nhật nhiều tin tức hữu ích nhé! Và đừng quên truy cập sosanhsanpham.com.vn để tham khảo, so sánh đa dạng các sản phẩm cũng như tính năng của nó nhé.

Thông tin khác

Bộ dụng cụ đóng đai giá rẻ nào được yêu thích nhất Việt Nam
Kinh nghiệm chọn máy đóng đai chuẩn từng mi-li-met
Có Nên Đầu Tư Máy Đóng Đai Thùng?
Người dùng nói gì về máy đóng đai Yamafuji XQD-19
5 Thương hiệu máy đóng đai uy tín với giá tốt nhất thị trường
Giá thành có phải yếu tố quyết định chất lượng máy đóng đai thùng