Tất cả chuyên mục

Đóng

Bà con đã thực sự sử dụng máy ép cám viên đúng cách hay chưa?

Trước khi sử dụng máy cần chú ý kiểm tra nguồn điện, dây điện kỹ càng tuyệt đối không để cho vật sắc nhọn rơi vào làm hỏng động cơ, hỏng sàng. Kéo thử dây curoa đảm bảo cho quả lô quay đúng chiều kim đồng hồ, sau đó mới tiến hành cắm điện.
Không cần nói nhiều, chắc hẳn bà con đã biết rằng máy ép cám viên là sản phẩm chăn nuôi được sử dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp chăn nuôi. Quá trình sử dụng máy ép cám viên bà con liệu đã thực sự sử dụng sản phẩm này đúng cách hay chưa? Bà con hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé.
công dụng của máy ép cám viên


 

Sơ lược về máy ép cám viên

Máy ép cám viên hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản, khi cắm nguồn, motor máy sẽ hoạt động, truyền chuyển động đến vị trí hộp số, sau đó chuyển động ngang sẽ được chuyển động dọc, cho phép trục ép và quả lô hoạt động tì ép tác động lực lên nguyên liệu qua mặt sàng, cho ra viên cám có kích thước đúng với kích thước của mặt sàng.
Thao tác sử dụng may ep cam vien khá đơn giản, bà con chỉ cần nhìn nhân viên kỹ thuật của bên bán máy hướng dẫn và thực hành sau đó theo sự chỉ dẫn của họ để thực hiện quá trình ép cám. Tuy nhiên đối với những người chưa thuần thục quá trình sử dụng máy thì việc thực hiện quá trình là không hê đơn giản.
sử dụng máy ép cám viên đúng cách


 

Thao tác nghiền ép cám viên đúng chuẩn

Với chiếc máy ép cám viên sẵn có. Bà con nên lắp đặt máy ở những vị trí bằng phẳng, không gồ ghề để máy vận hành tốt nhất. Một điều nữa là để may ở nơi thoáng mát, khô ráo, vị trí không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng. Điều này giúp đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, độ bền của máy cao, hơn nữa, bà con không cần phải di chuyển nhiều khi nếu để máy ở ngoài trời và trời bị mưa.
Để thực hiện quá trình ép cám, cần thực hiện đầy đủ các nguyên liệu gồm:  hạt ngũ cốc , cua, ốc, cá, tôm, cám, bã bia, ngô … tùy vào loại vật nuôi, tùy từng giai đoạn trưởng thành và tùy vào mục đích chăn nuôi đó là lấy thịt hay lấy trứng (đối với các loại gia cầm).
Các sản phẩm máy ép cám viên của Siêu thị Hải Minh được cải tiến về kiểu dáng, chất lượng. Tất cả các sản phẩm đều được trang bị hộp số oto nên quá trình nghiền ép cám được đa dạng nguyên liệu hơn.
Khi trộn nguyên liệu cần đảm bảo nguyên liệu đảm bảo độ ẩm phù hợp theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Tại sao lại cần thực hiện trộn đúng độ ẩm? Rất đơn giản, vì đúng độ ẩm của hỗn hợp sẽ cho ra những viên cám có độ kết dính, hình thành viên. Nếu nguyên liệu quá khô, cám sẽ không thành viên được, những nếu nguyên liệu quả ướt thì khả năng làm bết dính và tắc sàng sẽ càng cao.
Trước khi sử dụng máy cần chú ý kiểm tra nguồn điện, dây điện kỹ càng tuyệt đối không để cho vật sắc nhọn rơi vào làm hỏng động cơ, hỏng sàng.
Kéo thử dây curoa đảm bảo cho quả lô quay đúng chiều kim đồng hồ, sau đó mới tiến hành cắm điện.
Bà con cần cho máy chạy không tải vài phút sau đó mới đổ các nguyên liệu vào từ từ. Để ý xem viên cám đã ra chưa, rồi siết ốc chỉnh quả lô gần với mặt sàng, để viên cám được hình thành. Không nên siết chặt quá sẽ làm quả lô tì sát mặt sàng khiến nhanh bị hư mòn.
Đối với những chiếc máy ép cám viên chất lượng mới, bà con sẽ được tư vấn là chạy với nguyên liệu bột cám vài lần, vì cám gạo có khả năng làm trơn sàng.
Khi quá trình ép cám gần hoàn thành thì bà con cho 1 ít trấu vào. Thao tác này có tác dụng giúp thông sàng, mà không cần phải thực hiện thao tác tháo sàng để vệ sinh thường xuyên.
máy ép cám viên ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống


 

Cách xử lý những lỗi hay gặp khi sử dụng máy ép cám viên

- Tắc mặt sàng: nguyên nhân có thể do máy mới, chưa hoạt động nên chưa có độ trơn. Vậy nên bà con cần chạy với bột cám gạo trước sau đó mới tiến hành cho các nguyên liệu cần ép cám vào. Lưu ý là phải dùng bột cám gạo chứ không phải bột cám ngô. Vì bột cám ngô khi gặp nhiệt dễ bị nở và khiến cho sàng bị tắc.
- Không ép ra hình viên cám hoặc, quá trình ép xáy ra sự bết dính. Nguyên nhân khi ép không ra hình viên cám đó là bà con trộn cám quá khô. Và ngược lại khi bị bết dính là do trộn các nguyên liệu quá ẩm ướt.
Đối với trường hợp máy không ép ra viên cám, có thể do một nguyên nhân nữa đó là quả lô chưa được siết gần với mặt sàng.
Nếu bà con trang bị đủ kiến thức về sản phẩm thì quá trình sử dụng sẽ luôn thuận tiện, đảm bảo hiệu quả, mang lại năng suất cao cho quá trình chăn nuôi, thu về nguồn lợi nhuận lớn cho quá trình chăn nuôi của bà con.
Chúc bà con sử dụng máy ép cám viên đúng cách mang lại hiệu quả cao.

Thông tin khác

Địa chỉ sửa máy ép cám viên chất lượng và giá tốt nhất
Lưu ý vận hành máy ép cám viên đúng yêu cầu nhà sản xuất
Dùng máy ép cám viên như thế nào ?
Tiết kiệm chi phí chăn nuôi trong thời buổi kinh tế khó khăn?
Địa chỉ sửa máy ép cám viên khi máy gặp hư hỏng?
Ở đâu bán máy ép cám viên ?