Giống nhau
1. Công nghệ sản xuất
Yamafuji A19 và A25 được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn Nhật và đạt chứng nhận CE khó tính của thị trường châu u. Đều là sản phẩm có chất lượng cao kèm theo mức giá phải chăng, phù hợp với đa số người dùng.
2. Dòng máy
Cả 2 model này đều là máy đóng dây đai nhựa dùng khí nén. Khi sử dụng, bạn sẽ cần kết nối máy với một máy nén khí thông dụng hiện nay. Máy sẽ lấy động lực từ khí nén để hoạt động, tích hợp các tính năng siết dây – hàn mối nối – cắt dây thừa.Ưu điểm của kiểu máy này là mạnh mẽ và tiết kiệm công sức, thời gian so với các bộ dụng cụ siết dây đai cầm tay, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với máy chạy pin hay máy thùng cỡ lớn.
Xem báo giá máy siết đai tại đây: https://sieuthihaiminh.vn/may-dong-dai-thung.html
3. Thiết kế
Nếu thoạt nhìn thì rất khó để bạn có thể nhận ra đâu là Yamafuji A19, đâu là A25, bởi cả 2 gần như giống nhau về thiết kế, kiểu dáng, chất liệu, cách bố trí các chi tiết, bộ phận… Bạn sẽ có một thiết bị đóng đai cầm tay gọn gàng, được làm từ hợp kim hạn chế gỉ sét, trọng lượng nhẹ, linh hoạt, dễ thao tác.Trên thân máy có bố trí 2 nút ấn, 1 nút là siết dây, 1 nút là hàn và cắt dây. Công việc của người dùng là đưa dây vào máy và ấn lần lượt 2 nút vừa kể trên.
4. Phạm vi sử dụng
Phạm vi sử dụng phù hợp nhất của Yamafuji A19 và A25 là các nhà xưởng, công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ và vừa. Máy thích hợp với mọi đối tượng lao động, không đòi hỏi cao về kỹ thuật nhờ vào thiết kế tiện lợi và đơn giản.
Khác nhau
Vậy dựa vào đâu để có thể phân biệt được Yamafuji A19 và Yamafuji A25 để biết đâu mới là chiếc máy phù hợp với mình?
1. Khả năng đóng đai
Cả hai máy đều có khả năng đóng đai nhanh và hiệu quả như nhau. Chỉ có một khác biệt nho nhỏ là Yamafuji A19 thích hợp với dây có kích thước 13 – 19mm; Yamafuji A25 thì được dùng để siết dây đai kích thước 19 – 25mm.Như vậy, Yamafuji A25 sẽ thích hợp hơn với các thùng hàng nặng, yêu cầu đóng dây đai lớn.
2. Giá bán
Cùng thương hiệu, cùng thiết kế, cùng kiểu máy nhưng cho khả năng đóng dây đai khác nhau nên giá bán của 2 model này sẽ chênh lệch nhau.Cụ thể, giá bán hiện nay của A19 khoảng 6.5 triệu còn A25 vào khoảng 7 triệu đồng; cả 2 đều được bảo hành chính hãng 12 tháng. Mức giá này giúp cả 2 máy cạnh tranh tốt với nhiều model khác trên thị trường và thích hợp với túi tiền của đa số người dùng.
Mua máy đóng đai Yamafuji ở đâu?
Siêu thị Hải Minh hiện là nhà phân phối độc quyền máy đóng đai Yamafuji tại Việt Nam. Bên cạnh 2 model A19 và A25 vừa được so sánh thì Hải Minh còn phân phối đa dạng nhiều dòng máy khác từ thương hiệu Yamafuji như: dụng cụ siết – kẹp bằng tay, máy chạy pin hay máy thùng công nghiệp.Nếu bạn có nhu cầu tham khảo trực tiếp 2 mẫu máy Yamafuji A19 và A25 hoặc nhiều hơn nữa thì có thể đến các cửa hàng Hải Minh hoặc gọi hotline đặt hàng để được giao tận nơi trên toàn quốc.
Xem thêm: Review máy đóng đai Chali JN 85E từ A-Z