Máy may bao hay còn gọi là máy khâu bao, là thiết bị được sử dụng nhiều tại các nhà máy sản xuất xi măng, phân bón, may miệng bao gạo, bao cám, …chuyên đóng gói sản phẩm, niêm phong bao bì. Không chỉ trong công nghiệp, thiết bị này được dùng phổ biến trong các hộ gia đình, cửa hàng vừa và nhỏ với các thiết bị may bao cầm tay. Bài viết dưới đây là 3 lỗi cần phải tránh khi sử dụng máy may bao mà bạn cần phải lưu ý!
1. Không kiểm tra kỹ các bộ phận của máy may bao trước khi sử dụng
Người dùng thường hay chủ quan bỏ qua bước tưởng chừng như đơn giản này. Đây là bước vô cùng quan trọng giúp cho quá trình may được trơn tru và hiệu quả hơn, tránh mất thời gian và tốn kém chi phí khi gặp phải các lỗi dưới đây:
- Mũi khâu quá lỏng lẻo
Nguyên nhân có thể là do sức căng của chỉ không được đồng đều. Lúc này bạn nên điều chỉnh sức căng của chỉ sao cho phù hợp bằng cách vặn ốc ở hộp đựng chỉ. Nếu không phải do chỉ thì rất có thể ốc vặn đã bị lỏng. Một nguyên nhân khác là người dùng đã lắp suốt vào hộp không đúng kỹ thuật.
- Chỉ liên tục bị đứt đoạn làm mất thời gian khắc phục và không đảm bảo được tính thẩm mỹ cao
Trước hết hãy kiểm tra chất lượng của chỉ xem còn chắc chắn hay không vì rất có thể chỉ bị mục nát do lâu ngày không sử dụng
Tiếp đến hãy kiểm tra các bộ phận bên trong của máy như: kiểm tra độ căng chỉ, kiểm tra looper và căn chỉnh kim, đảm bảo các hướng dẫn luồn được sạch sẽ và cần thay kim khi cần thiết
- Mũi khâu quá lỏng lẻo
Nguyên nhân có thể là do sức căng của chỉ không được đồng đều. Lúc này bạn nên điều chỉnh sức căng của chỉ sao cho phù hợp bằng cách vặn ốc ở hộp đựng chỉ. Nếu không phải do chỉ thì rất có thể ốc vặn đã bị lỏng. Một nguyên nhân khác là người dùng đã lắp suốt vào hộp không đúng kỹ thuật.
- Chỉ liên tục bị đứt đoạn làm mất thời gian khắc phục và không đảm bảo được tính thẩm mỹ cao
Trước hết hãy kiểm tra chất lượng của chỉ xem còn chắc chắn hay không vì rất có thể chỉ bị mục nát do lâu ngày không sử dụng
Tiếp đến hãy kiểm tra các bộ phận bên trong của máy như: kiểm tra độ căng chỉ, kiểm tra looper và căn chỉnh kim, đảm bảo các hướng dẫn luồn được sạch sẽ và cần thay kim khi cần thiết
- Tình trạng gãy kim
Nếu máy may bao của bạn thường xuyên bị gãy kim thì nguyên nhân có thể nằm ở: vị trí gắn kim chưa chính xác, lỗ mặt nguyên quá nhỏ khiến cho kim dễ dàng đụng vào, độ căng của đường chỉ trên quá chặt dễ làm đứt chỉ và kim may bị hụt, chân vịt quá lỏng, …
- Mũi may không đều, không tạo ra chuỗi sợi ở cuối bao
Lỗi này khiến cho bao không được may kín, mất tính thẩm mỹ và rất tốn thời gian để tiến hành may lại các đường bị lỗi. Khi gặp tình trạng này hãy khắc phục bằng cách kiểm tra tấm họng và răng trên chó ăn xem có bị xỉn hay không và thay thế khi cần thiết. Phần kim may và looper là bộ phận quan trọng cần phải kiểm tra và chắc chắn rằng các hướng dẫn luồng được sạch sẽ và chỉ có thể dễ dàng đi qua.
2. Sử dụng máy may bao sai cách
Sử dụng máy may bao sai cách không chỉ làm máy hoạt động kém hiệu quả mà còn làm giảm tuổi thọ và có thể gây nguy hiểm cho người dùng.
Tham khảo 3 bước đơn giản sau đây để sử dụng máy đúng cách:
Bước 1: Kết nối máy với đúng nguồn điện áp (thông thường là 220V). Đảm bảo nguồn điện được ổn định, không rò rỉ điện.
Bước 2: Đặt vị trí cần may xuống dưới phần chân vịt, đặt ngay ngắn và chỉn chu để thành phẩm được đều, đẹp
Bước 3: Tiến hành may
Tham khảo 3 bước đơn giản sau đây để sử dụng máy đúng cách:
Bước 1: Kết nối máy với đúng nguồn điện áp (thông thường là 220V). Đảm bảo nguồn điện được ổn định, không rò rỉ điện.
Bước 2: Đặt vị trí cần may xuống dưới phần chân vịt, đặt ngay ngắn và chỉn chu để thành phẩm được đều, đẹp
Bước 3: Tiến hành may
Lưu ý khi sử dụng:
- Không để tay quá gần mũi kim tránh gây nguy hiểm
- Hạn chế sử dụng máy liên tục trong thời gian dài tránh làm động cơ nóng quá mức, giảm tuổi thọ máy. Trong trường hợp sử dụng máy liên tục cũng khiến tay bị mỏi, dễ dẫn tới run tay và đường may không đẹp.
3. Không bảo quản và bảo dưỡng máy theo định kỳ
Sau khi sử dụng xong hãy đặt máy ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt dễ dẫn tới rỉ sét.
Máy may bao sau khi sử dụng một thời gian có khả năng xảy ra các tình trạng hỏng hóc hay bị lỗi do bị mòn, han gỉ và dính bụi khiến máy vận hành không được trơn tru nữa. Chính vì vậy người dùng cần kiểm tra máy theo định kỳ và tiến hành sửa chữa, thay mới khi cần thiết. Bước bảo dưỡng này hỗ trợ rất nhiều cho khâu kiểm tra máy trước khi sử dụng giúp tiết kiệm thời gian và công việc được thực hiện nhanh hơn.
Trên đây là 3 điều cần phải tránh và cách sử dụng máy khâu bao đúng cách. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm máy may bao hay muốn được tư vấn mua các sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng thì hãy gọi hay tới Hotline của sosanhsanpham.com.vn để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Máy may bao sau khi sử dụng một thời gian có khả năng xảy ra các tình trạng hỏng hóc hay bị lỗi do bị mòn, han gỉ và dính bụi khiến máy vận hành không được trơn tru nữa. Chính vì vậy người dùng cần kiểm tra máy theo định kỳ và tiến hành sửa chữa, thay mới khi cần thiết. Bước bảo dưỡng này hỗ trợ rất nhiều cho khâu kiểm tra máy trước khi sử dụng giúp tiết kiệm thời gian và công việc được thực hiện nhanh hơn.
Trên đây là 3 điều cần phải tránh và cách sử dụng máy khâu bao đúng cách. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm máy may bao hay muốn được tư vấn mua các sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng thì hãy gọi hay tới Hotline của sosanhsanpham.com.vn để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!